Mục Lục Bài Viết
Quan sát tổng quan từ bản đồ Việt Nam cho biết Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, so với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có tọa độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30” độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.
Gia Lai có độ cao trung bình 800 – 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện K’Bang: 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba: 100m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính: địa hình đồi núi, địa hình cao nguyên và địa hình thung lũng. Gia Lai có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San, ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok.
Gia Lai có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750mm; nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 220C đến 250C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện: Đức Cơ, Đăk Đoa, Chư Pưh, Chư Păh, Chưprông, Kôngchro, Mang Yang, Chư Sê, Phú Thiện, IaGrai, Đăk Pơ, Ia Pa, Krông Pa, Kbang.
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây và quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam, trở thành điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế.
Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh là 1.379.400 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chiếm 1,356%.Mật độ dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở các thành phố thị xã và các trục đường giao thông. Còn các vùng sâu, xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điều kiện tự nhiên của các tỉnh khác bằng cách mua bản đồ hành chính các tỉnh để tìm hiểu chi tiết.
Qua bản đồ quy hoạch tỉnh Gia Lai, ta biết được các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Vùng Gia Lai là vùng kinh tế tổng hợp bao gồm kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái gắn với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu xây dựng và phát triển vùng tỉnh Gia Lai đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; cụ thể hóa các mục tiêu quy hoạch của Quốc gia, vùng Tây Nguyên, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và tích hợp các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh Gia Lai; nhằm gắn phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc gắn với mục tiêu ổn định đất đai – dân tộc – tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
Đồng thời, tổ chức phân vùng chức năng hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế về vị trí và tài nguyên thiên nhiên, tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Cụ thể, Nông – Lâm nghiệp mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc vùng kinh tế Đông Trường Sơn; phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, chè, cà phê…,gắn với công nghiệp chế biến hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu tại vùng kinh tế Tây Trường Sơn; phát triển vùng công nghiệp tập trung; duy trì khai thác các công trình thủy điện có hiệu quả cao, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đặc biệt là bảo vệ rừng và nguồn nước của hệ thống hồ, sông, suối; phát triển thương mại – dịch vụ tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, thị trấn Chư Sê; vùng trao đổi thương mại và kinh tế, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ tại cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Hiện nay, bản đồ quy hoạch là một công cụ cho các nhà đầu tư bất động sản tìm hiểu để việc kinh doanh được dễ dàng thuận lợi. Vì vậy việc mua bản đồ quy hoạch tỉnh Gia Lai, mua bản đồ quy hoạch TPHCM hoặc bản đồ quy hoạch các tỉnh khác trên cả nước rất cần thiết và quan trọng.
Quan sát từ bản đồ miền Trung, bạn sẽ thấy Gia Lai là một tỉnh nằm giáp với Bình Định và Phú Yên. Vì vậy về điều kiện tự nhiên hay cảnh sắc thiên nhiên cũng mang một nét văn hóa của miền Trung Việt Nam. Với điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch phong phú, đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ. Cùng với sự hấp dẫn của thiên nhiên, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng thể hiện ở các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, làng kháng chiến Stor của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Ia Răng đã đi vào lịch sử. Tuy vậy, ngành du lịch ở Gia Lai chưa được khai thác đúng mức. Cùng với việc đi lại, giao lưu ngày càng thuận tiện, việc đầu tư vào ngành du lịch chắc chắn sẽ là một một ngành kinh doanh thu hút nhiều nhà đầu tư biết đón đầu cơ hội. Một số địa điểm như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia Lai), cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng. Còn có các cảnh quan nhân tạo như rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Nếu kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v…
Ngoài ra, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ..
Các loại nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K’ni, K’lông pút, Đàn Goong, T’rưng, Alal…Các lễ hội hằng năm như Lễ hội đâm trâu, Lễ bỏ mả, Lễ ăn cơm mới,… Ngoài ra, Tỉnh còn có các món đặc sản như Rượu cần, Cơm cháy – Rượu nếp, Phở khô (Loại phở hai tô), Bò Một nắng với muối kiến vàng và điêu khắc nổi tiếng là Tượng nhà mồ.
Với những nét văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên thì việc mua bản đồ tỉnh Gia Lai là việc cần thiết và quan trọng cho khách du lịch nói riêng cũng như cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vùng đất này. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, thiết kế bản đồ, cửa hàng bán bản đồ Map Design chuyên bán bản đồ hành chính các tỉnh, bán bản đồ Việt Nam, thế giới,… Để liên hệ đặt hàng, khách hàng có thể gọi cho chúng tôi theo số: 0978.583.151 hoặc truy cập website: https://bandohanhchinh.com/ để xem các mẫu bản đồ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận vận chuyển miễn phí trên toàn quốc với thời gian nhanh nhất. Nếu bạn đang cần một tấm bản đồ khổ lớn để treo tường hay dùng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và chọn cho mình mẫu bản đồ ưng ý nhé.
Bài viết liên quan: