counter free hit invisible Bản Đồ Hà Đông Tổng Quan Nhất

0978 583 151

HotLine: 0978.583.151

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn

bandohanhchinhgiare@gmail.com

Chúng tôi cam kết

  • Thanh Toán Khi Nhận Hàng

    CoD: Áp dụng thu tiền tận nơi trên toàn quốc

  • Giao hàng toàn quốc

    Giao hàng toàn quốc nhanh, thuận tiện.

  • Chuyển khoản

    Ngân Hàng Vietcombank

    Chi Nhánh Lê Đại Hành

    Chủ TK: Hoang The Huy

    Số TK: 0421000484887

ĐANG GIẢM GIÁ

Bản Đồ Hà Đông Tổng Quan Nhất

Tìm hiểu kinh tế làng nghề từ bản đồ Hà Đông

Quận Hà Đông là một quận của thành phố Hà Nội với giàu truyền thống văn hóa miền Bắc và được đánh giá là quận có tốc độ phát triển về kinh tế, xã hội nhanh nhất của thành phố thủ đô. Vậy, kinh tế và văn hóa của quận Hà Đông có điểm gì đặc biệt và thú vị? Hãy cùng tìm hiểu về quận này thông qua bản đồ Hà Đông bản mới nhất.

Thông tin tổng quan qua bản đồ Hà Đông

Trước khi tìm hiểu về các làng nghề của quận, mời bạn hãy tham khảo qua bản đồ Hà Đông với những thông tin sơ bộ về địa lý, hành chính của quận. Nhờ đó, bạn sẽ biết được vì sao vùng đất này lại phát triển kinh tế làng nghề.

Vị trí của quận Hà Đông nằm ở giữa sông Đáy và sông Nhuệ trong địa bàn của tỉnh Hà Nội. Về giao thông, vị trí của quận là giao điểm của quốc lộ 6 và tỉnh lộ 70, là nơi bắt đầu của quốc lộ 21 B kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình. Phía Bắc của quận Hà Đông là quận Nam Từ Liêm, phía Đông quận Hà Đông giáp huyện Thanh Trì và Thanh Xuân, phía Tây quận Hà Đông giáp 3 quận gồm Chương Mỹ, Quốc Oai và Hoài Đức ; phía nam của Hà Đông giáp huyện Thanh Oai.

ban do quan ha dong

Theo thông tin ghi chú trên bảng thống kê của bản đồ Hà Đông mới nhất, ta sẽ thấy diện tích của toàn quận 16 km2, tổng dân số là 230 nghìn người.

Bản đồ hành chính quận Hà Đông  cho biết, đơn vị hành chính của quận chia thành 17 phường gồm huyện Yết Kiêu, huyện Phú La, huyện Biên Giang, huyện Nguyễn Trãi,  huyện Dương Nội, huyện Phú Lương, huyện Yên Nghĩa, huyện Đồng Mai, huyện Vạn Phúc, huyện Văn Quán, huyện Mộ Lao, huyện Hà Cầu, huyện Kiến Hưng, huyện La Khê, huyện Quang Trung, huyện Phúc La và huyện Phú Lãm.

Vị trí của quận Hà Đông mặc dù có đồng bằng phù sa do 2 con sông lớn bồi đắp rất màu mỡ nhưng người dân lại không dùng để trồng các cây nông nghiệp, cây lúa nước mà sử dụng để nuôi tằm, trồng tơ phục vụ cho ngành dệt may. Hãy cùng tìm hiểu về các làng nghề của quận Hà Đông dưới đây.

>> Tìm hiểu thêm thông tin của bản đồ Hà Nội tại đây: https://bandohanhchinh.com/ban-do-ha-noi-thu-do-cua-dat-nuoc/

Những làng nghề nổi tiếng của quận Hà Đông

Từ bản đồ quy hoạch quận Hà Đông hay bản đồ Hà Đông cỡ lớn, ta sẽ thấy được những biểu tượng và danh sách các làng nghề của quận này. Hãy tìm hiểu các làng nghề này có gì đặc biệt.

Làng lụa Vạn Phúc:

Chắc bạn đã từng nghe câu thành ngữ: “áo lụa Hà Đông”. Thành ngữ đó xuất phát từ làng nghề dệt lụa nổi tiếng từ quận Hà Đông này. Làng nghề của của quận Hà Đông này có tên là làng Vạn Phúc, nằm ở phía Tây Bắc của quận, có nghề dệt lụa danh tiếng từ hơn 1000 năm.

Đến nay, làng lụa Vạn Phúc vẫn tồn tại với nhiều cơ sở, xưởng dệt lụa nổi tiếng toàn quốc với những sản phẩm lụa mang tính nghệ thuật cao, hoa văn sắc sảo, đường chỉ may mượt mà. Các sản phẩm dệt lụa của làng nghề Vạn Phúc phục vụ cho khách du lịch và xuất khẩu, mang lại nguồn kinh tế lớn trong vùng.

Làng rèn Đa Sĩ

Làng rèn này nằm ở gần trung tâm của quận. Không chỉ nổi danh về nghề rèn với những sản phẩm rèn chất lượng cao, thường là rèn dụng cụ cho nông dân mà làng rèn này nổi danh trong lịch sử là nơi có nhiều người đỗ đạc cao. Từ Đa Sĩ tức là nhiều Tiến Sĩ, có đến 11 người đỗ tiến sĩ, trong đó có 2 người là trạng nguyên xuất thân từ làng nghề này.

>> Để tìm mua bản đồ Việt Nam hoặc xem những mẫu bản đồ Việt Nam mới nhất, bạn có thể xem tại đây: https://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon/danh-sach-ban-do-viet-nam-kho-lon/

Làng Đa Sĩ còn nổi tiếng với nhiều cửa hàng thuốc nam lâu đời, nhiều bài thuốc bồi bổ cơ thể, chăm sóc sức khỏe nhân dân trước những bệnh thông thường như cảm, ho, phong độc, tiêu chảy,…

ban do ha dong

Làng dệt La Khê

Địa thế vùng đất này được phù sa do hai con sông bồi đắp là sông Đáy và sông Nhuệ nên rất màu mỡ. Người dân đã tận dụng loại đất này để nuôi tằm, ươm tơ và nghề dệt phát triển nhờ đấy. Từ thế kỷ thứ 5, nơi đây đã có làng nghề dệt, được lấy tên là La Ninh. Đến thế kỷ thứ 15, tên của làng La Ninh đổi thành làng La Khê, các sản phẩm dệt của làng vẫn còn mang tính thô sơ, tự cung tự cấp. Từ đầu thế kỷ 17, trong quá trình giao lưu văn hóa, một số người Hoa đã di cư vào vùng đất này và mang theo nghề dệt của họ từ Trung Quốc. Kỹ thuật dệt lúc này đã tiên tiến, thủ công mang tính nghệ thuật, sắc sảo hơn.

Những sản phẩm dệt của làng nghề La Khê hiện nay gồm có vân, địa, the, sa, gấm, quế với kỹ thuật dệt rất đều, hoa văn sắc sảo. Sản phẩm của làng nghề này vốn được dùng cho tầng lớp quý tộc thời xưa. Làng nghề La Khê còn nổi tiếng với nhiều người đỗ đạt cao và làm vương phi, hoàng hậu.

Ngoài 3 làng nghề nổi tiếng, trên bản đồ dự án Hà Đông bạn sẽ còn thấy nhiều cơ sở nhỏ, khu nghề đặc biệt như nghề gốm, nghề mộc, nghề trà, … với quy mô nhỏ hơn và chưa được gọi là làng nghề. Thông qua những truyền thống văn hóa làng nghề mà chúng ta đã được biết qua bản đồ Hà Đông, bạn thấy được truyền thống của những làng nghề này không chỉ là bền bỉ, sáng tạo, cần cù, chịu khó mà còn hiếu học với nhiều người đỗ đạt cao trong lịch sử.
Nguồn bài viết: https://bandohanhchinh.com/ban-do-ha-dong-tong-quan-nhat/