counter free hit invisible Cùng Bản Đồ Miền Tây Du Lịch Vùng Sông Nước

0978 583 151

HotLine: 0978.583.151

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn

bandohanhchinhgiare@gmail.com

Chúng tôi cam kết

  • Thanh Toán Khi Nhận Hàng

    CoD: Áp dụng thu tiền tận nơi trên toàn quốc

  • Giao hàng toàn quốc

    Giao hàng toàn quốc nhanh, thuận tiện.

  • Chuyển khoản

    Ngân Hàng Vietcombank

    Chi Nhánh Lê Đại Hành

    Chủ TK: Hoang The Huy

    Số TK: 0421000484887

ĐANG GIẢM GIÁ

Cùng Bản Đồ Miền Tây Du Lịch Vùng Sông Nước

Khám phá sự phát triển miền Tây sông nước với bản đồ miền Tây

Miền Tây sông nước lưu lại bao câu hò quê hương da diết nhớ thương, cũng là nơi đã ghi bao chiến công của anh hùng cách mạng. Cho đến nay, miền Tây bước vào công cuộc đổi mới, phấn đấu không ngừng để hòa vào nhịp bước phát triển kinh tế của Việt Nam. Bạn hãy có một bản đồ miền Tây để có thể khám phá, nghiên cứu hay đơn giản chỉ là thỏa thich sự thú vị khi tìm kiếm tri thức mới tại miền quê sông nước này.

Tìm hiểu sự phát triển thành thị ở các tỉnh miền Tây thông qua bản đồ phân bố các tỉnh miền Tây

Miền Tây rộng lớn đến thế nào, có bao nhiêu tỉnh thành, dân cư sinh sống bao nhiêu? Chỉ cần sở hữu bản đồ phân bổ các tỉnh miền Tây, bạn có thể trả lời tất cả những câu hỏi trên.

ban do mien tay

Nếu bạn quan sát bản đồ miền Tây bạn sẽ thấy Miền Tây Nam Bộ ( hay còn gọi là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây) gồm các tỉnh như sau:

>> Tham khảo thêm các loại bản đồ hành chính tại đây: https://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-hanh-chinh/

  • Tỉnh An Giang: trung tâm là thành phố Long Xuyên, rộng 3536 km3 với dân số 2 triệu 150 nghìn người.
  • Tỉnh Bạc Liêu: trung tâm là thành phố Bạc Liêu, diện tích rộng 2468 km2, dân số 884 nghìn người.
  • Tỉnh Bến Tre: trung tâm là thành phố Bến Tre, diện tích rộng 2360 km2, dân số 1 triệu 257 nghìn người.
  • Tỉnh Cà Mau: trung tâm là thành phố Cà Mau, diện tích rộng 5294 km2, dân số là 1 triệu 215 nghìn người.
  • Tỉnh  Cần Thơ: trung tâm là thành phố Cần Thơ với quận Ninh Kiều, diện tích rộng 1410 km2, dân số là 1 triệu 200 nghìn người.
  • Tỉnh Đồng Tháp: trung tâm là thành phố Cao Lãnh, diện tích rộng 3377 km 2, dân số là 1 triệu 675 nghìn người.
  • Tỉnh Hậu Giang: trung tâm là thành phố Vị Thanh, diện tích rộng 1602 km2, dân số là 773 nghìn người.
  • Tỉnh Kiên Giang: trung tâm là thành phố Rạch Giá, diện tích rộng 6 348 km2, dân số là 1 triệu 700 nghìn người.
  • Tỉnh Long An: trung tâm là thành phố Tân An, diện tích rộng 4492 km2, dân số là 1 triệu 500 nghìn người.
  • Tỉnh Sóc Trăng : trung tâm là thành phố Sóc Trăng, diện tích rộng 3311 km2, dân sô là 1 triệu 300 nghìn người.
  • Tỉnh Tiền Giang: trung tâm là thành phố Mỹ Tho, diện tích rộng 2508 km2, dân số là 1 triệu 700 nghìn người.
  • Tỉnh Trà Vinh: trung tâm là thành phố Trà Vinh, diện tích là 2341 km2, dân số gồm 1 triệu 50 nghìn người.
  • Tỉnh Vĩnh Long: trung tâm là thành phố Vĩnh Long, diện tích là 1 496 km2, dân số gồm 1 triệu 80 nghìn người.

ban do cac tinh mien tay

Bạn có thể thấy tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Kiên Giang với diện tích 6348 km2 và tỉnh có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Cần Thơ với diện tích 1410 km2. Tỉnh có đông dân cư nhất là tỉnh An Giang với dân số là 2 triệu 500 nghìn người. Tuy nhiên, về phát triển kinh tế, Cần Thơ đã được những thành tích xuất sắc trong các tỉnh miền Tây Nam Bộ, xứng đáng là thành phố đại diện trung ương của các tỉnh miền Tây.

Tiềm năng kinh tế miền Tây sông nước qua bản đồ Tây Nam Bộ như thế nào?

Các tỉnh miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước, đóng góp trên nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến du lịch cho nền kinh tế đất nước. Nghiên cứu từ bản đồ miền Tây, bạn sẽ thấy các đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh như thế nào và các vùng kinh tế hiện tại của tỉnh.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo thêm các mẫu bản đồ Việt Nam, bạn có thể theo dõi tại đây: https://bandohanhchinh.com/

Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của các tỉnh miền Tây Nam Bộ mang đến sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước và còn xuất khẩu trên thế giới.

Về mặt địa hình, các tỉnh miền Tây Nam Bộ có điều kiện đất đai màu mỡ do được bồi đắp bởi hệ thống sông Mê Kong, kết hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa nên vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thủy hải sản. Diện tích đất nông nghiệp của miền Tây chưa đến 30% tổng diện tích của cả nước nhưng sản lượng nông nghiệp lại chiếm hơn  40% và sản lượng thủy hải sản lại chiếm hơn 50% tổng sản lượng của cả nước. Lúa là cây trồng chủ yếu của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chiếm đến hơn 50% sản lượng lúa cả nước, những tỉnh có sản lượng cao nhất là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. Tiếp đến là các vườn cây ăn quả đa dạng và phong phú, mỗi năm càng tăng thêm về sản lượng và chất lượng càng cao do biết áp dụng phương pháp lai giống.

Ngành thủy sản

Ngành chăn nuôi của miền Tây mang đậm đặc tính miền sông nước. Chủ yếu là nuôi tôm, cá và nuôi vịt. Sản lượng được nuôi nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, riêng Kiên Giang chủ yếu sản lượng do săn bắt từ thiên nhiên.An Giang được xem là tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất, với hơn 80 nghìn tấn mỗi năm. Ngày nay, khi nhìn vào bản đổ miền Tây thì bạn sẽ thấy ngành này đang được các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo hình thức công nghiệp.

ban do dong bang song cuu long

Công nghiệp

Thông thường bản đồ giao thông miền Tây cũng cho biết các khu công nghiệp của các tỉnh đó. Bạn sẽ nhận thấy mật độ các khu công nghiệp không nhiều, các ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là ngành chế biến thực phẩm. Chỉ có tỉnh Cần Thơ nổi bật là trung tâm công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các ngành chế biến lương thực, cơ khí, hóa chất, dệt may, vật liệu xây dựng, nhiệt điện. 

Tài nguyên

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long cho biết các tỉnh miền Tây không giàu khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu được khai thác ở đây là vật liệu xây dựng như gạch gói, xi mang, than bùn, đá vôi.

Tài nguyên nổi bật của các tỉnh miền Tây Nam Bộ là hệ thống rừng ngập mặn. Trong đó rừng U Minh, cá rừng ngập mặn của Cà Mau và rừng tràm ở Đồng Tháp được xem là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, hệ thống các cây động thực vật vô cùng phong phú.

Ngành du lịch

Khi đọc bản đồ các tỉnh miền Tây dành cho du lịch, bạn sẽ thấy được các khu du lịch nổi bật của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong đó có thể chia làm 3 nhóm du lịch:

Du lịch sinh thái: phát triển mạnh các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre với các chợ nổi, sông ngòi và vườn cây ăn trái

Du lịch biển chủ yếu ở Kiên Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với nhiều chùa đẹp ở Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Du lịch tâm linh phát triển mạnh ở Châu Đốc, Bạc Liêu với nhiều chùa chiền, đền thờ.

Nguồn bài viết: https://bandohanhchinh.com/cung-ban-do-mien-tay-du-lich-vung-song-nuoc/