Mục Lục Bài Viết
Bạn có đang sinh sống hay làm việc tại tỉnh Bình Thuận? Hay bạn có yêu thích và muốn tìm hiểu tỉnh này không? Bản đồ Bình Thuận sẽ cho bạn biết những thông tin đầy đủ, tổng quan nhất về tỉnh này, phục vụ cho bạn trong việc nghiên cứu, học tập, làm việc, đi lại,… Bài viết này sẽ tổng hợp giúp bạn một số thông tin căn bản về tỉnh Bình Thuân chỉ thông qua tấm bản đồ Bình Thuận khổ lớn.
Theo dõi bản đồ Bình Thuận, bạn sẽ thấy vị trí của tỉnh này ở vùng Nam Trung Bộ, có lãnh thổ tiếp giáp với biển nên được gọi là vùng duyên hải. Vị trí của tỉnh lại gần thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cách 180 km, nên tỉnh được ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế của các tỉnh miền Nam, trong đó lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Bình Thuận có vùng biển dài 192 km kéo dài từ Ninh Thuận cho đến bãi biển Vũng Tàu.
Địa hình và khí hậu của Bình Thuận
Thông qua bản đồ tự nhiên hoặc một số loại bản đồ Bình Thuận có mục lục địa hình khác, bạn sẽ thấy đầy đủ các tính chất địa hình và khí hậu của tỉnh.
Địa hình Bình Thuận tương đối đơn giản, đa số diện tích là vùng đồi núi thấp, đồng bằng tập trung ở ven biển tương đối hẹp nên khó phát triển nông nghiệp, nhưng đủ để phát triển thương mại và du lịch. Xét về tỉ lệ phân loại địa hình, ta thấy gồm có địa hình cồn cát ven biển chiếm khoảng 18%, đồng bằng phù sa chiếm khoảng 10%, 32% là vùng đồi núi hình dạng gò ở phía Bắc và 40% còn lại là vùng đồi núi thấp.
>> Nếu bạn là người thích học hỏi, thích tìm kiếm những mẫu bản đồ của các tỉnh thành, bản đồ Việt Nam, bản đồ các nước hay bất cứ loại bản đồ nào khác, bạn có thể tham khảo tại đây: https://bandohanhchinh.com/
Xét về khí hậu, tỉnh Bình Thuận giống khí hậu của các tỉnh miền Tây Nam Bộ khi có 2 mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Tuy nhiên, địa bàn tỉnh lại nằm trong vùng cận xích đạo, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa nóng gắt nên tỉnh lại được xem là nơi khô hạn nhất tại Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà mùa mưa của tỉnh chỉ kéo dài trong 3 tháng cuối mùa, thay vì 6 tháng như những tỉnh khác.
Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận
Bản đồ Bình Thuận cho biết tỉnh có 10 loại đất khác nhau, chất đất đa dạng khiến tỉnh có nhiều loại rừng và nhiều loại tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản bạn có thể thấy được trên bản đồ bao gồm volfram, chì, kẽm, vàng, phi khoáng, … trong đó có cả nước khoáng, đất sét, các loại đất đá dành cho ngành xây dựng.
Hệ thống sông ngòi
Bất cứ loại bản đồ Bình Thuận nào cũng giúp bạn thấy được hệ thống sông ngòi của tỉnh. Bình Phước có 4 con sông lớn là sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty và sông Lòng Sông. Đặc điểm chung của các sông này là ngắn, lượng nước thất thường, tổng lượng nước bị thay đổi mạnh theo mùa. Mùa mưa thì nhiều nước, mùa nắng thì ít nước và nước sông chảy chậm. Vị trí của các con sông này trên bản đồ Bình Thuận như sau:
Sông Lũy có nguồn từ cao nguyên Tuyên Đức, chảy dài theo hai hướng : một hướng từ Bắc đến Nam rẽ đến biển dài 40 km, một hướng từ Tây sang Đông, chảy qua các kênh lạch nhỏ đi vào đồng bằng của dân dài hơn 20 km.
Sông Lòng Sông có nguồn từ dãy núi của hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, chảy từ trên phía Bắc xuống phía Nam dọc theo ranh giới của hai quận Phan Lý Chàm và Tuy Phong, sau đó chảy thẳng ra đến biển, sông có độ dài 40 km.
Sông Cái có nguồn từ tỉnh Lâm Đồng, cũng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam, sông không đổ ra biển, độ dài là 40km. Còn lại là sông Cà Ty cũng từ cao nguyên Lâm Đồng nhưng lại đổ từ hướng Đông sang hướng Nam với độ dài là 27 km, sông không đi ra biển.
Tính đến 2015 dân số của tỉnh đạt 1.266.228 người. 49% dân số sống ở đô thị và 51% dân số sống ở nông thôn.
Nếu bạn muốn tham khảo kiến thức về các dân tộc, dân cư, dân số và các địa bàn của tỉnh thì hãy chọn bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận. Thành phố trung tâm là thành phố Phan Thiết có dân số đến 275 nghìn người. Các huyện khác mật độ dân số rất ít, nhất là tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàn Tâm.
Địa bàn của tỉnh cũng tập trung nhiều thành phần dân tộc, đông nhất vẫn là người Kinh, rồi đến người Chăm, Ra Gai, người Hoa tập trung nhiều ở thành phố, cuối cùng là những dân tộc ở miền núi như Tày, Mường, Chơ Ro, Cơ Ho, Tày,…
Bản đồ giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết điều gì?
Nếu đi công tác đến tỉnh này, đi du lịch hay đơn giản chỉ là học ngành giao thông thì bản đồ giao thông tỉnh Bình Thuận là một công cụ tuyệt vời.
Bình Thuận có đến 3 tuyến đường quốc lộ đi ngang qua bao gồm Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 nên có thể nói Bình Thuận là trục giao thông từ Bắc sang Nam quan trọng. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều trục đường đi đến các tỉnh miền núi và các vùng kinh tế mới.
Đường biển: nổi tiếng với 2 cảng là cảng Phú Quý và Cảng Phan Thiết, là nơi trao đổi, vận chuyển hàng hóa quan trọng với hơn 12 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển mỗi năm.
Đường sắt từ Bắc sang Nam đi ngang qua tỉnh với độ dài 190 km. Hai nhà ga quan trọng là ga Bình Thuận và ga Phan Thiết. Những đường cao tốc đều đi ngang tỉnh Bình Thuận.
Đường hàng không: có sân bay Phan Thiết mới được xây dựng.
Nguồn bài viết: https://bandohanhchinh.com/cung-ban-do-binh-thuan-tim-ve-vung-cat-trang/