Trong nền kinh tế hội nhập, vai trò của Nhật Bản trong kinh tế Việt Nam là vô cùng lớn khi là quốc gia Châu Á có số vốn đầu tư ODA cao nhất tại Việt Nam và toàn diện các ngành nghề. Về mặt tự nhiên, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về lãnh thổ, dân số, điều kiện tự nhiên. Giới trẻ Việt Nam ngày nay rất yêu thích văn hóa Nhật Bản và tỉ lệ du học, lao động xuất khẩu tại Nhật cũng tăng đều hàng năm. Hãy khám phá quốc gia Mặt Trời Mọc ngay với tấm bản đồ Nhật Bản vô cùng tiện lợi.
Bản đồ các tỉnh nước Nhật có gì đặc biệt?
Nếu bạn muốn du lịch, du học và lao động tại Nhật Bản thì bản đồ hành chính Nhật Bản là một phương tiện cực kỳ quan trọng để bạn có cái nhìn bao quát về các tỉnh lỵ, kinh tế, dân số, ngành nghề các tỉnh của quốc gia này. Hãy nghiên cứu thật kỹ để chọn địa phương mình muốn đến trước khi đến đây bạn nhé.
>> Tham khảo thêm thông tin về bản đồ Nhật Bản tại đây: https://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon-Gia-Re/ban-do-cac-nuoc-tren-the-gioi/ban-do-nuoc-nhat-kho-lon/
Nước Nhật hiện nay không phân cấp hành chính theo bang giống các quốc gia lớn hay chia theo tỉnh – quận – huyện mà lại sử dụng các chia địa giới từ thời phong kiến với các cấp hành chính là Đô – Đạo – Phủ – Huyện. Theo cách chia này, nước Nhật có 47 đơn vị hành chính lớn gồm một Đô là thủ đô Tokyo, một đạo là Hokkaido, hai phủ là phủ Kyoto và phủ Osaka, còn lại là 43 huyện. Huyện theo các gọi của hành chính Nhật Bản tương đương với một tỉnh của nước ta, bạn có thể quan sát vị trí và tên gọi từng huyện thông qua bản đồ Nhật Bản.
Trong thời phong kiến thì quyền hạn chính trị được xếp theo thứ tự ưu tiên từ Đô – Đạo – Phủ – Huyện. Hiện nay, điều đó không còn giá trị, các đơn vị hành chính không có phân biệt hay ưu tiên nào nhưng vẫn giữ lại tên gọi mang tính danh nghĩa. Về mặt chính trị, người đứng đầu mỗi Đô – Đạo – Huyện – Phủ được nhân dân bầu cử với nhiệm kỳ 4 năm, gọi là Thống Đốc. Dưới cấp đơn vị hành chính của Đô – Đạo – Phủ – Huyện là các cấp hạt, thành phố, thị trấn, làng.
Bản đồ giao thông nước Nhật cho những ai muốn đi du lịch nước này
Ngành giao thông vận tải của nước Nhật là tiên tiến nhất trên thế giới kể cả về quy mô công trình, số lượng công trình và tính hiệu quả đều vượt trội nhất trong các quốc gia Châu Á.
>> Ngoài Nhật Bản có lẽ bạn sẽ còn quan tâm đến nhiều nước khác ở Châu Á. Để biết thêm chi tiết bạn có thể xem bản đồ Châu Á tại đây: https://bandohanhchinh.com/
Giao thông công cộng của Nhật rất tiết kiệm năng lượng và mang tính hiệu quả cao do nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng của Nhật rất lớn. Phương tiện nổi bật đại diện của ngành giao thông công cộng Nhật Bản là tàu điện ngầm với sự chính xác về giờ, tốc độ cực nhanh và tải trọng của chúng. Tàu điện ngầm ( hay còn gọi là Shinkansen) của Nhật cung ứng hơn 7 triệu lượt khách mỗi ngày, không chỉ trong nội thành thành phố mà còn đi liên tỉnh. Nếu tính hiệu quả vận chuyển theo đầu người thì rõ ràng phương tiện này là tiết kiệm nhất trên thế giới. Ngành đường sắt của Nhật Bản phát triển rực rỡ khi thời gian các chuyến tàu chỉ cách nhau chưa đến 5 phút và bạn có thể đi liên tỉnh chỉ cần dựa vào hệ thống tàu Shinkansen.
Mặc dù đã có Shinkansen nhưng đường sắt xe lửa truyền thống của Nhật vẫn phát triển tốt. Ngành này không chỉ vận chuyển hành khách mà còn vận chuyển hàng hóa với tải trọng lớn với tốc độ cao, hiệu suất làm việc cực tốt. Ngành đường sắt của Nhật Bản không chỉ được điều hành bởi chính phủ mà còn bởi các công ty tư nhân. Hiện tại, độ dài của tổng các lộ trình đường sắt Nhật bản ước tính là hơn 27 nghìn km, chiều rộng của đường sắt là 1,067 m. Điều đặc biệt nhất là đường sắt Nhật Bản đã tiếp thu công nghệ điện khí hóa năng lượng thay vì chạy bằng xăng dầu, khí đốt. Điều này làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm độ ma sát động cơ khiến tàu của Nhật Bản cũng luôn là chạy nhanh nhất.
Bù lại, phương tiện vận tải tư nhân của Nhật như xe vận tải, xe taxi tư nhân lại thuộc vào hàng đắt nhất thế giới.
Đường giao thông cho xe cộ tại Nhật Bản cũng phát triển với quy mô lớn. Chỉ tính ở các thành phố chính đã có hơn 1, 2 triệu km đường trải nhựa. Các tuyến đường giao thông của Nhật không đi liên tỉnh mà còn kết nối trực tiếp các thành phố lớn với nhau, những con đường này được các doanh nghiệp Nhật mở trạm thu phí để bù vào ngân sách xây dựng.
Về đường hàng không, Nhật Bản có tổng cộng đến 176 sân bay. Trong đó sân bay Tokyo được xem là sân bay bận rộn nhất Châu Á. Tiếp theo là đến các sân bay như sân bay Quốc tế Narita, sân bay quốc tế Kansai, sân bay quốc tế ChuBu.
Mặc dù hiện tại ngành giao thông của Nhật Bản được xem là tốt nhất nhì trên thế giới nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người Nhật trong nhiều năm qua. Lý do là mật độ dân số quá đông, số lượng xe hơi ngày càng nhiều nhưng sự cung của ngành giao thông lại theo không kịp. Nếu bạn có sở hữu bản đồ Nhật Bản với những tuyến giao thông, bạn có thể ngắm nhìn những tuyến đường sắt ở xứ này.
Nguồn bài viết: https://bandohanhchinh.com/cung-ban-do-nhat-ban-du-lich-xu-mat-troi-moc/