Bạn là người yêu thích địa lí, có niềm đam mê du lịch, thích khám phá các vùng đất mới lạ trên thế giới. Nhưng kiến thức của bạn về địa lí thế giới chưa đủ để bạn có thể tự tin đi khắp mọi miền trái đất. Vậy thì hãy cùng chúng tôi lướt qua bài viết đây để biết thêm nhiều điều mới lạ về thế giới xung quanh thông qua tấm bản đồ thế giới.
Bản đồ thế giới vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, tùy theo từng chức năng riêng biệt. Trong đó các loại phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như bản đồ địa lí thế giới và bản đồ hành chính thế giới.
Bản đồ thế giới khổ lớn lần đầu tiên được vẽ hoàn thiện sau khi nhà thám hiểm Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ ở thế kỉ XV. Bản đồ được vẽ bởi một chuyên gia vẽ bản đồ người Đức – Heinrich Hammer. Bản đồ thế giới là tập hợp các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cho phép xác định mọi điểm trên trái đất bằng một vị trí cụ thể. Tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng mà loại bản đồ sẽ có một tỉ lệ khác nhau. Hiện nay, có ba loại tỉ lệ chuẩn: trên 1: 200.000, từ 1:200.000 đến 1:1000.000 và dưới 1:1000.000.
Để vẽ toàn bộ diện tích trái đất vốn hình cầu lên mặt phẳng, người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của trái đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng trên mặt phẳng giấy. Do vậy, khi chuyển từ mặt cong sang mặt phẳng, các vùng đất trên bản đồ thế giới sẽ có sự biến dạng nhất định về diện tích hoặc hình dạng. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ thì biến dạng càng lớn và ngược lại.
Diện tích thật của trái đất ở vào khoảng 510.000.000 km2, trong đó các lục địa chiếm 149.000.000 km2, các đại dương chiếm 361.000.000 km2. Bản đồ thế giới thể hiện bao gồm năm châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc (châu Đại Dương) và bốn đại dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Trong đó, lục địa Á – Âu chiếm diện tích lớn nhất trên trái đất, vào khoảng 50.700.000 km2. Đại dương lớn nhất là Thái Bình Dương với diện tích 178.684.000 km2. Tổng số các quốc gia trên thế giới khoảng hơn 193 quốc gia lớn nhỏ và nhiều vùng lãnh thổ khác. Có thể dễ thấy trên bản đồ thế giới khổ lớn, Việt Nam của chúng ta là quốc gia thuộc Châu Á, cụ thể hơn là nằm trong khu vực Đông Nam Á hay còn gọi là bán đảo Đông Dương.
Với bản đồ thế giới về địa lí tự nhiên, khí hậu của từng vùng được thể hiện trên bản đồ với ba đới khí hậu chính: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Ở mỗi đới khí hậu, bản đồ thế giới còn thể hiện chi tiết đặc điểm của từng loại khí hậu như vị trí khí hậu, lượng mưa trung bình hằng năm, nhiệt độ trung bình và loại gió thổi qua. Khí hậu ôn đới có bốn mùa rõ rệt. Khí hậu hàn đới mùa đông dài hơn những mùa khác và khí hậu nhiệt đới chỉ có mùa mưa và nắng. Ngoài ra, từng khu vực lãnh thổ trên thế giới còn được định vị chính xác và thể hiện trên bản đồ qua toạ độ kinh tuyến và vĩ tuyến. Bản đồ thế giới cho phép người xem dù đang ở bất kì đâu trên thế giới đều có thể có cái nhìn tổng quan về vị trí địa lí cũng như khí hậu tự nhiên ở bất kì khu vực nào trên thế giới.
Bản đồ thế giới về hành chính – chính trị cần thiết cho việc tìm hiểu các vấn đề về con người, văn hoá, kinh tế, giao thông, các khu vực hành chính. Sự phân chia lãnh thổ và khu vực hành chính trên bản đồ được kí hiệu bằng các đường ranh giới. Mỗi quốc gia được kí hiệu và đánh dấu lãnh thổ khu vực bằng màu sắc khác nhau. Ngoài ra, trên bản đồ thế giới, các tuyến đường giao thông cho việc vận chuyển hàng hoá và con người liên quốc tế còn được biểu thị chính xác. Chỉ ra được các đoạn tàu bè có thể di chuyển qua lại trên đường sông nối giữa các quốc gia.
Ngoài ra, một số bản đồ thế giới còn đi chuyên sâu về kinh tế thế giới, có khả năng phân biệt nền kinh tế của mỗi quốc gia thuộc nền kinh tế nông nghiệp hay kinh tế công nghiệp và sản phẩm kinh tế đặc trưng của từng vùng.
Với một tấm bản đồ thế giới trên tay, bạn đã có trong tay một kho tàng kiến thức địa lí tổng thể nhất về các lãnh thổ trên thế giới ở các phương diện vị trí, khí hậu, con người, kinh tế, chính trị,…
Hy vọng những kiến thức mà bài viết cung cấp thông qua bản đồ thế giới khổ lớn sẽ có ích cho bạn trong công việc, trong học tập hay những dự định, mục đích khác.